Nhiều người thường cho rằng vi khuẩn chỉ xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, vấy bẩn,…Tuy nhiên, thực tế điều này có thể ngoài sức tưởng tượng của quý vị, chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như trên quần áo, kệ sách, thực phẩm,…Vậy, liệu có cách nào để diệt vi khuẩn trên quần áo không? Nguyên liệu nào sẽ đảm nhận vai trò này hiệu quả?…Cùng Điện máy JP tìm hiểu ngay nhé!

1. Vi trùng sống trên quần áo bao lâu?

Vi trùng như bào tử vi khuẩn, tùy vào từng loại chúng sẽ có tuổi thọ thay đổi theo từng cấp độ khác nhau. Đôi khi vòng đời sống được tính theo phút, khi lại lên đến hàng triệu năm. 

Với loại vi trùng sống trên quần áo, chúng như thế nào? Có cách diệt khuẩn nào xóa bỏ được sự tồn tại này không?  Nếu vi khuẩn do các tác nhân bên ngoài tạo nên thì vi trùng cũng tương tự, mức độ của vi trùng phát triển trên quần áo sẽ bị phụ thuộc bởi một số yếu tố như sau: 

  • Chất liệu vải: Bông là loại vải mà vi trùng có xu hướng phát triển và sống lâu nhất. Vì vải bông có khả năng thấm hút nước lên đến 65%, đây là điều kiện tốt cho vi trùng ẩn náu. Ngược lại với vải bông, polyester vốn vì khả năng kém hấp thụ nước nên vi trùng không thể sống lâu được trên chất liệu này. 

  • Mức độ sạch của vải: Vải mới, sạch sẽ, tỉ lệ vi trùng, vi khuẩn sẽ xuất hiện rất ít. Riêng với những quần áo, cũ, sờn, đầy bụi bẩn sẽ khiến vi trùng sinh sôi nhiều hơn.  

  • Vòng đời vi trùng: Vốn mang danh là vi sinh vật có tuổi thọ vô hạn nên dù quý vị có bảo quản quần áo sạch sẽ đến cách mấy thì vẫn sẽ lưu lại một ít vi trùng bám trên đó (Tất nhiên luôn duy trì độ sạch sẽ thì tỉ lệ vi trùng này cũng khó gây hại sức khỏe cho quý vị).

Ngoài ra, để biết khi vi trùng, vi khuẩn có thể sống trên bề mặt bao lâu để tìm cách diệt khuẩn chuẩn nhất, quý vị cũng đừng bỏ qua các số liệu bên dưới:

  • Staphylococcus aureus (MRSA): Tuổi thọ sống từ 7 ngày đến 7 tháng

  • Virus cúm: Tồn tại trong môi trường khoảng 24 đến 48 giờ.

  • Virus cảm lạnh: Chúng có khả năng tồn tại đến 7 ngày, nhưng mất khả năng lây nhiễm sang người sau 24 tiếng đồng hồ.

  • Salmonella và campylobacter: Được biết là có thể tồn tại đến 50 ngày trên bề mặt bẩn, nhưng cũng có trường hợp chỉ sống dưới 4 giờ đồng hồ. 

  • Norovirus và clostridium difficile: Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng chúng có thể sống ít nhất là 8 giờ đồng hồ và cao nhất lên đến 5 tháng.

2. Giặt quần áo có diệt được vi rút không?

Cách diệt khuẩn và nấm mốc trên quần áo hiệu quả nhiều người sẽ chọn ngay hành động giặt quần áo. Vậy liệu cách giặt quần áo này có hiệu quả không? Câu trả lời sẽ là có, nếu quý vị áp dụng đúng và đừng quên những lưu ý khi thực hiện: 

  • Ở nhiệt độ nào quần áo được diệt sạch khuẩn? Tốt nhất nên giặt quần áo ở nhiệt độ 60 độ C trở lên.

  • Sử dụng những dung dịch có tính chất tẩy trắng cao hoặc kết hợp thêm cùng loại nước giặt kháng khuẩn để giúp kiểm soát sự phát triển của vi rút. Bởi đây là những sản phẩm chuyên dụng có thể tiêu diệt đến 99,9% vi rút và vi khuẩn ngay cả khi ở 20 độ C. Đặc biệt, việc ngâm chúng trong hỗn hợp chất tẩy rửa này là lời khuyên hiệu quả nhất dành cho quý vị đấy.

Nếu chẳng may quý vị bị ốm, hãy giặt sạch quần áo cũng như các bề mặt xung quanh nhà ngay lập tức để tránh việc lây mầm bệnh sang các thành viên trong gia đình nhé.

3. Những loại vi khuẩn thường bám trên quần áo

Như bao cách diệt khuẩn khác, ngoài việc luôn giữ gìn mọi vật xung quanh sạch sẽ, để đạt hiệu quả quý vị cần biết rõ nguyên nhân gây hại, vì vi khuẩn thường bám trên quần áo gồm rất nhiều loại khác nhau: 

  • Norovirus có thể sống trên bề mặt vải đến 12 ngày. Nên quý vị cần giặt quần áo bị ô nhiễm càng sớm càng tốt, nhớ rằng hãy giặt những món đồ này hoàn toàn riêng biệt với các loại quần áo khác nhé. 

  • E. coli: Thời gian sống sẽ dai hơn lên đến vài tuần liền và loại vi khuẩn này có thể xuất hiện ở thức ăn và đồ uống bị nhiễm bệnh. Để tránh tình trạng lây lan, quý vị hãy giặt quần áo với tần suất thường xuyên hơn.

  • Salmonella: Giống với E.coli, Salmonella xâm nhập cơ thể thông qua nguồn thức ăn nhiễm khuẩn. Việc này sẽ rất dễ làm các thành viên trong nhà quý vị bị lây chéo với nhau nếu không thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như quần áo cá nhân. Khi giặt quần áo quý vị vẫn nên áp dụng quy tắc riêng biệt cho các quần áo đã nhiễm khuẩn nhé

4. Máy sấy có diệt được vi trùng trên quần áo không?

Đa số chúng ta đều có suy nghĩ rằng sức nóng của máy sấy là cách diệt khuẩn hiệu quả nhất, bởi rằng vi khuẩn không thể chịu được nhiệt độ cao. Thật may mắn, khi ý tưởng đó là ĐÚNG. Nếu thiết bị máy sấy tại nhà không đảm bảo được nhiệt độ thích hợp cho những món đồ của quý vị, hãy treo chúng lên chiếc móc và mang ngay ra ngoài trời, dưới ánh nắng trực tiếp nào. Chùm tia UV từ mặt trời sẽ giúp quý vị khử trùng quần áo.

Chỉ đơn giản vậy thôi, Điện máy JP mong rằng bài viết trên sẽ giúp quý vị biết rõ hơn về cách diệt khuẩn trên quần áo hiệu quả ngay tại nhà nhằm bảo vệ sức khỏe tốt cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đừng quên ghé thăm Điện máy JP mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức lẫn kiến thức mới nhé!

>> Xem thêm: 

  • Diệt khuẩn từ A – Z để ngôi nhà luôn “nằm trong vòng an toàn” giữa mùa bệnh dịch 

  • Cách diệt vi khuẩn và nấm mốc trên sàn nhà Tác giả: Team Điện máy JP

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter