Chất liệu 100% cotton có bị co lại trong quá trình giặt và máy sấy không?

Tình trạng vải bị co rút khi giặt hoặc khi sấy xảy ra với hầu hết các loại chất liệu vải tự nhiên. Vì 2 lý do chính: thứ nhất là do sự co của sợi – một phản ứng tự nhiên của sợi thực vật khi gặp nhiệt độ cao. Và thứ hai là do sự co rút của vải, đây là kết quả của việc khi sản xuất, may mặc người ta đã tác dụng lực quá mạnh lên vải. Lực căng này khi gặp nhiệt trong lúc giặt và sấy sẽ càng tác động đến vải nhiều hơn và làm cho vải cotton bị co lại. 

Vậy cotton khi giặt có bị co lại không? Trong lần giặt đầu tiên, nếu quý vị giặt bằng tay với nước lạnh và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời thì có thể tránh được tình trạng co rút cotton. Nhưng nếu quý vị không biết mẹo này thì cũng không sao, Điện máy JP sẽ chỉ quý vị những cách đơn giản khác để làm giảm thiểu tác động của lực căng trong quá trình giặt và sấy. 

Cách ngăn quần áo bằng vải cotton không bị co rút: giặt bằng tay

Tóm lại, nguyên nhân khiến cho quần áo cotton bị co rút là do nhiệt và ma sát. Vậy để hạn chế tình trạng này ở vải cotton, chỉ cần “tránh xa” 2 tác nhân đó là được. Và cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là giặt tay bằng nước lạnhphơi trong không khí để quần áo khô tự nhiên. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra nhãn quần áo vì một số thương hiệu thời trang có hướng dẫn cách giặt để giữ form dáng cho quần áo. 

  • Sử dụng nước giặt dành riêng để giặt tay. Hòa tan nước giặt trong nước mát và ngâm quần áo trong thời gian khuyến nghị. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và nên thử nghiệm trên một phần vải nhỏ, nếu thấy không có gì xảy ra thì mới tiến hành giặt. 

  • Sau khi giặt xong, xả kĩ lại với nước. Không nên vắt hoặc xoắn vải vì sẽ làm ảnh hưởng đến form vải. 

  • Phơi ngoài không khí để vải khô tự nhiên nhưng nên chọn những nơi có mái hiên để nắng chỉ hắt vào thôi. Nên chọn những loại móc treo có thể duy trì hình dạng của quần áo. 

Cách không làm co quần áo khi giặt máy

Nếu quý vị quá bận rộn và không có thời gian để giặt tay những món đồ làm từ cotton của mình thì cũng không sao, chúng ta có thể giặt máy. Hầu hết các loại máy giặt hiện nay đều có chương trình giặt bảo vệ vải cotton, giúp cho vải không bị co lại. 

Quý vị nên ưu tiên chọn những loại nước giặt dịu nhẹ, an toàn dành cho các loại chất liệu mỏng như vải cotton. Sau đó chọn chương trình giặt với nước lạnh hoặc chọn nhiệt độ nước ở mức 30 độ C. Kết hợp thêm nước xả vải nữa nhé, vì nước xả vải cũng góp phần giúp cho cotton ít bị co lại hơn. Nước xả vải sẽ làm mịn các sợi vải, giảm ma sát do máy giặt tạo ra – đây cũng là nguyên nhân chính làm sợi cotton bị co rút, 

Sau khi giặt xong, hãy lấy quần áo ra khỏi máy giặt. Trước khi phơi lên, hãy giũ nhẹ để quần áo thẳng lại theo form ban đầu. Chọn không gian phơi không tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời. 

Vải cotton có bị co lại trong máy sấy không?

Như đã đề cập, nhiệt và ma sát chính là 2 tác nhân chính làm cho quần áo làm từ vải cotton bị co lại. Cách tốt nhất là tránh sử dụng máy sấy quần áo nếu quý vị muốn quần áo cũng mình luôn giữ được form dáng hoàn hảo. 

Tuy nhiên, nếu quý vị không có thời gian để quần áo khô một cách tự nhiên thì Điện máy JP sẽ bật mí cách giảm thiểu nguy cơ quần áo bị co rút khi sử dụng máy sấy. 

  • Trước hết là giặt với nước xả vải. Nước xả sẽ làm mịn các sợi bông hơn. Hãy thử sử dụng sản phẩm nước xả vải Comfort Perfume Deluxe, dòng nước xả này vừa mang đến hương thơm tinh tế mà các sợi cotton trong vải cũng được “chăm sóc” tốt hơn, trở nên mềm mịn hơn. 

  • Sau khi giặt xong, quý vị sẽ sử dụng máy sấy để sấy khô quần áo đúng không nào? Hãy điều chỉnh nhiệt độ của máy sấy ở mức thấp nhất có thể rồi bắt đầu sấy thôi. 

Những cách mà Điện máy JP hướng dẫn không chỉ dành riêng cho vải cotton thôi mà còn có thể áp dụng cho các loại vải khác nếu quý vị muốn quần áo vẫn giữ được form dáng ban đầu. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Điện máy JP để bỏ túi những mẹo vặt nhà ở khác nhé. 

>>> Xem thêm: 

  • Cách tẩy vết bẩn mà không làm hỏng quần áo của quý vị

  • Những lưu ý khi dùng chất vải cotton

  • Cách giữ quần áo cotton bền đẹp

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter